SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIÁO DỤC STEM VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
Nắm được những thế mạnh cũng như lợi ích to lớn của giáo dục STEM đem lại, Bộ giáo dục đang dần áp dụng vào các trường học để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục STEM và phương pháp giáo dục truyền thống cùng hướng chung mục đích là bổ sung các kiến thức mới mẻ cho người học. Tuy nhiên, hai phương pháp giáo dục nỳ lại có rất nhiều điểm khác nhau và sở hữu những lợi thế riêng.
1.Phương pháp giáo dục truyền thống
Đây là phương pháp giáo dục đã trải qua bề dày lịch sử, gắn liền với sự phát triển của giáo dục nước nhà rất nhiều năm qua. Thiên về việc bổ sung về mặt kiến thức về mặt văn hóa cho người học, chưa chú trọng đến khả năng ứng dụng trong thực tế.
Đồng thời theo phương pháp truyền thống thì việc học đôi khi còn bị ép buộc thiếu tính tự nguyện, bởi nếu không có kiến thức sẽ khó có thể phát triển và theo kịp mọi người xung quanh.
Giáo dục truyền thống bổ sung cho người học những kiến thức theo một khuôn khổ đã được định sẵn, mang tính cứng nhắc vì vậy mà người học rất khó có khả năng ứng dụng vào thực tế.
Giáo dục truyền thống thiên về việc giảng dạy các môn đơn lẻ, đánh giá khả năng qua các bài kiểm tra gây áp lực cho người học
Tuy nhiên là thế nhưng giáo dục truyền thống lại bổ sung cho người học những kiến thức nền tảng của đầy đủ các môn, giúp học có khả năng phát triển trên rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh một cách bài bản.
2.Giáo dục STEM
Đây là phương pháp giáo dục bắt nguồn từ giáo dục nước Mỹ, và ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam.
Đây là phương pháp giáo dục hết sức mới mẻ hướng đến khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế của người học. Không dạy kiến thức theo hình thức đơn lẻ, giáo dục STEM bổ sung kiến thức liên môn về khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học.
Tuy là phương pháp giáo dục mới những với những thế mạnh của mình đánh trúng vào điểm yếu của nền giáo dục nước nhà hiện tại về khả năng ứng dụng, vì vậy mà giáo dục STEM đang ngày càng khẳng định những lợi ích to lớn mà mình đem lại.
Giáo dục STEM hướng đến khả năng sáng tạo, tự nhiên của người học. Thông qua các bài giảng gắn thực tế, các mô hình robot giáo dục áp dụng trực tiếp vào buổi học giúp trẻ tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên.
Tính tương tác trong giáo dục STEM rất được đề cao, thay vì giáo viên cứ dạy những kiến thức sách vở thì ở đây người học chính là người phát biểu ý kiến và suy nghĩ của mình cho mọi người cùng biết và đánh giá.
Tuy là hai phương pháp giáo dục khác nhau tuy nhiên hai phương pháp giáo dục này hiện vẫn đang tồn tại song song cùng nhau đưa giáo dục nước nhà phát triển.
Chúng ta không thể phủ nhận hết tất cả những lợi ích mà giáo dục truyền thông mang lại cho người học. Vì vậy chúng ta có thể tiến hành áp dụng song song để người học có thể tiếp cận dần dần và phát triển khả năng của bản thân.
3.Gợi ý về cách thức tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM
Hiện nay giáo dục STEM thì chưa được áp dụng phổ biến tại các trường học, vì vậy mà trẻ chưa có khả năng tiếp cận đồng loạt. Nắm được tình hình, Công ty Cổ phần Tự động hóa Tân Phát đã cho ra đời những mô hình đồ chơi giáo dục STEM.
Các mô hình đồ chơi giáo dục STEM hướng đến phát triển khả năng ứng dụng của trẻ theo phương pháp giáo dục STEM dành cho các bé từ 4 - 18 tuổi. Không quá cầu kỳ mỹ lệ, đồ chơi giáo dục STEM của TPA hướng đến phát triển cho trẻ cả về thể chất lẫn tư duy.
Không bị giới hạn về khả năng, các mô hình đồ chơi giáo dục STEM cho trẻ có cơ hội thỏa sức đam mê sáng tạo, phát triển tư duy.
Bình luận sản phẩm