LIỆU PHÁP ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI THỜI ĐẠI 4.0
1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến
1.1 Cách mạng 4.0 trên thế giới
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên từ một báo cáo của chính phủ Đức. Tại thời điểm đó, khi nói đến cụm từ này mọi người sẽ hình dung đến một chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Tại diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 được khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “cuộc CMCN 4.0, chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm “công nghiệp 4.0” tại Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với sự ra đời của một loạt các robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Ngày nay, hàng tỷ người được kết nối bằng thiết bị di động, với sức mạnh xử lý chưa từng có, khả năng lưu trữ và truy cập vào kiến thức là vô hạn. Nhờ “CMCN 4.0” khả năng và sức mạnh đó sẽ được nhân lên gấp nhiều lần với những đột phá trong công nghệ mới nổi như: Robot thế hệ mới, xe tự lái, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, , máy in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng, điện toán lượng tử…….
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của CMCN 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử" khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Tốc độ phát triển của nó được ví như độ dốc của vách đá, được leo bởi những vận động viên leo núi chuyên nghiệp nhất. Sự thay đổi này có thể phá hủy hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Báo trước một cuộc cải tổ lớn của toàn bộ hệ thống sản xuất và quản lý.
Cách mạng 4.0 là xu hướng mà ở đó tự động hóa và trao đổi dữ liệu quyết định tất cả.
1.2 Cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam
Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của công nghệ, tác động của biến đổi khí hậu, sự thay đổi đặc tính của sản xuất và việc làm v.v Đặc biệt, các quốc gia trên toàn thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ lớn chưa từng có, có tên là: “Cách mạng công nghiệp 4.0”.
Hiện nay, bóng dáng của cuộc CMCN 4.0 này đang đến gần hơn bao giờ hết và hiện diện trong mọi khía cạnh của cuộc sống thường ngày. Ví dụ như trí tuệ nhân tạo AI hiện diện trong dòng tivi QLED Q900R của SamSung, loa XB510G của Sony, tủ lạnh Family Hub của samsung.
Gần gũi hơn chúng ta có thể kể đến ứng dụng google dịch, cho phép dịch Offline được xử lý bằng trí thông minh nhân tạo AI. Google nói thuật toán này sẽ giúp nhận dạng từ ngữ và tạo ra một ngữ cảnh toàn câu giúp câu dịch ra chính xác hơn là việc dịch “word by word”.
Hay như trợ lý ảo Siri được tích hợp trên iphone. Siri có thể giúp iPhone thông minh hơn nhờ có những tác vụ thông minh qua điều khiển giọng nói như: nhắc nhở, đọc, soạn và gửi tin nhắn, thông báo thời tiết, tìm thông tin, thiết lập một cuộc hẹn, gửi email, chỉ đường, bật một bản nhạc, tán gẫu những câu cơ bản với Siri,….
2. Sự thay đổi của ngành nghề
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.
Theo McKinsey Global Institute sự tiến bộ trong AI và robot sẽ có một ảnh hưởng lớn đến xã hội. Các tác giả tin rằng, thế giới sẽ chứng kiến sự chuyển đổi trên quy mô lớn. Như sự chuyển đổi đầu những năm 1900, khi phần lớn ngành công nghiệp toàn cầu chuyển từ làm nông nghiệp sang làm việc tại nhà máy.
Năm 2030 tức là chỉ còn 10 năm nữa, theo thống kê từ trang bbc.com (BBC một trang truyền thông đại chúng lâu đời tại Anh). Robot sẽ thay thế 800 triệu việc làm trong năm 2030 trên toàn thế giới. Đó là một kết luận đáng báo động của các chuyên gia tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey, đã nghiên cứu tại 46 quốc gia và hơn 800 loại công việc (tương ứng với 1/5 lực lượng lao động toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng).
Có tới một phần ba lực lượng lao động ở Đức, và gần một nửa ở Nhật Bản, sẽ phải học các kỹ năng mới hoặc thay đổi công việc.
- Ở Mỹ, 39 đến 73 triệu việc làm có thể bị loại bỏ vào năm 2030 theo báo cáo của McKinsey.
- Ở Anh, 20% công việc hiện tại sẽ được tự động hóa trong cùng thời gian, dự báo của tác giả.
- Trung Quốc sẽ phải đối mặt với số lượng công nhân lớn nhất cần chuyển đổi nghề nghiệp lên tới 100 triệu nếu tự động hóa được áp dụng nhanh chóng trong năm 2030.
Những công việc dễ bị tự động hóa và thay thế nhất bao gồm những công việc lặp đi lặp lại, đơn giản, đòi hỏi ít sự sáng tạo như vận hành máy móc, tài xế taxi, grab, kế toán, xử lý giao dịch tại văn phòng…. Tự động hóa sẽ ít ảnh hưởng hơn đối với các công việc liên quan đến quản lý con người, áp dụng chuyên môn và tương tác xã hội, nơi mà máy móc vẫn chưa thể đặt chân đến.
Những thay đổi trong tăng trưởng hoặc suy giảm nghề nghiệp ngụ ý rằng một số lượng rất lớn mọi người có thể cần phải thay đổi các loại nghề nghiệp và học các kỹ năng mới trong những năm tới.
3. Những kỹ năng cần thiết để ứng phó với sự thay đổi đó
Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy rằng, luôn luôn tồn tại công việc cho tất cả chúng ta. Công nghệ mới sẽ đem đến những loại hình công việc mới. Tương tự như sự bùng nổ của máy tính cá nhân vào những năm 1980 đem đến công việc hỗ trợ công nghệ và kinh doanh trực tuyến.
McKinsey nói, Từ 8% đến 9% công việc mới vào năm 2030 sẽ không tồn tại trước đây,
Công nhân của tương lai sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động mà máy móc ít có khả năng, chẳng hạn như quản lý con người, áp dụng chuyên môn và giao tiếp với người khác.
Các kỹ năng và khả năng cần thiết cũng sẽ thay đổi, đòi hỏi nhiều kỹ năng xã hội và cảm xúc hơn, khả năng nhận thức nâng cao hơn, chẳng hạn như lý luận logic và tư duy sáng tạo.
Năm 2018, máy móc đã thực hiện 29% công việc và năm 2022 sẽ là 42% và sẽ đạt mức 52% vào năm 2025. Đến năm 2022, 135 triệu việc làm liên quan đến AI sẽ xuất hiện. Thế giới hướng đến công nghệ mà chúng ta đang sống là một thế giới đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy thách thức. Để thích nghi với những loại hình công việc mới đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện những kỹ năng mới. Theo trang weforum.org (một diễn đàn kinh tế thế giới -WEF) đã viết: “10 kỹ năng bạn cần có trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Bình luận sản phẩm